GIỚI THIỆU DU LỊCH MIỀN TRUNG


THÔNG TIN DU LỊCH MIỀN TRUNG VIỆT NAM

QUẢNG BÌNH

(Mã vùng 84 – 52)

Diện tích: 8 052 km2
Dân số (2002): 825 500 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Đồng Hới
Các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Bru - Vân Kiều, Chứt, Tày.
Quảng Bình là tỉnh thuộc miền Trung, phía bắc giáp Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Quảng Trị. Địa hình tương đối phức tạp, núi rừng sát biển tạo thành độ dốc cao dần từ đông sang tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính. Quảng Bình có nhiều sông ngòi. Bờ biển dài 116 km với hai cảng lớn: cảng Gianh và cảng Nhật Lệ. Thị xã Đồng Hới cách Hà Nội 491 km đường bộ và 522 km đường xe lửa. Giao thông tương đối thuận tiện.
Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm. Động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam. Và còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác đang chờ đón du khách.
Di tích - Danh thắng: Chùa Hoằng Phúc; Di tích Bàu Tró; Luỹ Đào Duy Từ; Quảng Bình Quan; Thành Đồng Hới; Mộ Nguyễn Hữu Cảnh; Bãi tắm Nhật Lệ; Đèo Ngang; Ðộng Phong Nha; Danh thắng Lý Hoà; Suối nước khoáng Bang; Làng biển Cảnh Dương.
Lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư; Hò khoan Lệ Thuỷ; Hội trải Quảng Bình.

Thừa Thiên - Huế
Diện tích : 5 054 km2
Dân số (2002): 1 091 600 người.
Tỉnh Thừa Thiên -Huế có các huyện Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Ðông, A Lưới và thành phố Huế.

Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.
Ở bờ phía  Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn một 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.
Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ.
Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo.
Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới.

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Mã vùng 84 – 511
Diện tích: 1 256 km2
Dân số (2002): 724 000 người
Tỉnh lỵ: Thành phố Đà Nẵng
Các quận nội thành: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu 2
huyện: Hoà Vang và Hoàng Sa
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cờ tu, Tày
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và khu vực. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hoà Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1 708 m, núi Bà Nà 1487 m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các bãi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến bãi biển Non Nước. Phía nam có núi ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...
Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân... và có thể bơi lội thoả thích ở các bãi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét. Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.
Di tích - Danh thắng: Bãi biển Non Nước; Bán đảo Sơn Trà; Ngũ Hành Sơn - Non Nước; Khu dl Bà Nà - Núi Chúa; Ðèo Hải Vân; Động Huyền Không; Động Huyền Vi; Động Tàng Chơn; Động Quan Âm; Chùa Linh Ứng; Chùa Phổ Đà; Chùa Tam Bảo; Chùa Pháp Lâm; Chùa Tam Thai; Chùa Quán Thế Âm; Toà hội Cao Đài - Đà Nẵng; Làng đá mỹ nghệ Non Nước; Làng Cổ Phong Nam.
Bảo tàng: Bảo tàng Chàm; Bảo tàng Đà Nẵng; Bảo tàng khu 5 .
Lễ hội: Lễ hội Quán Thế Âm; Ngũ Hành Sơn; Lễ hội Cá Ông

QUẢNG NAM
(Mã vùng 84 - 510)
Diện tích: 10 408 km2
Dân số (2002): 1 420 900 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ
Các huyện: Thị xã Hội An; huyện: Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My.
Dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Mnông, Co (Cor)
Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.
Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2 045m, núi Tion cao 2 032 m, núi Gole - Lang cao 1855 m (huyện Phước Sơn). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Quảng Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn...
Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ.
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hoá Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ  thế kỷ 1 đến  thế kỷ  9. Năm 1306, vùng đất Quảng  Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt.
Năm 1570 - 1606 Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài... Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh.
Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi.
Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Cùng với Hội An, quần thể đền tháp ở Mỹ Sơn là hai di sản của Quảng Nam được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá thế giới 12/ 1999.
Di tích - Danh thắng: Di sản VHTG Mỹ Sơn; Di sản VHTG Hội An; Địa đạo Kỳ Anh; Di tích Giếng Nhà Nhì; Khu di tích cách mạng; Khu uỷ khu V; Khu di tích Nước Oa; Di tích Núi Thành; Nhà lưu niệm cụ ; Huỳnh Thúc Kháng; Chùa Phước Lâm; Chùa Chúc Thánh; Cầu Nhật Bản (chùa Cầu); Kinh thành Trà Kiệu; Nhà thờ Trà Kiệu; Miếu Quan Công; Tháp Bằng An; Tháp Chiên Đàn; Tháp Khương Mỹ; Bãi tắm Cửa Đại; Bãi tắm Tam Thanh; Bãi Rạng; Cù lao Chàm; Danh thắng Bàn Than; Hòn Kẽm - Đá Dừng; Hồ Phú Ninh; Suối Tiên; Sông Thu Bồn; Làng gốm Thanh Hà; Đúc đồng Phước Kiều.
Lễ hội: Lễ hội Bà Thu Bồn; Lễ hội Long Chu; Lễ hội Cầu Bông; Lễ vía Bà Thiên Hậu; Lễ Nguyên Tiêu; Lễ tế cá Ông; Lễ cúng tổ Minh Hải.
BÌNH ĐỊNH
Diện tích : 6 026 km2
Dân số (2002): 1 513 100 người
Tỉnh lỵ: Tp  Quy Nhơn

Các huyện: An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phú Mỹ, Phù Cát, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn,  Tuy Phước.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Bana...
Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, tây giáp Gia Lai, nam giáp Phú Yên, đông giáp biển Đông. Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100 km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Tỉnh có suối nước khoáng ở huyện Phù Cát.
Bình Định có đường giao thông thuận tiện, quốc lộ 1 chạy qua tỉnh, quốc lộ 19 nối Qui Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai và Kon Tum; tàu Thống Nhất dừng lại tại ga Mường Mán cách Qui Nhơn 11 km; sân bay Phù Cát cách Qui Nhơn 36 km về phía bắc; cảng biển Qui Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.
Bình Định có nhiều đặc sản nổi tiếng gần xa như: tơ lụa, yến sào, tôm, cá, gỗ quí, trầm hương, dầu thực vật, gạo, đá ốp lát và hàng thủ công mỹ nghệ.
Di tích - Danh thắng: Bãi tắm Hoàng Hậu; Bán đảo Phương Mai - Thị Nại; Ghềnh Ráng; Suối nước nóng Hội Vân; Thắng cảnh Hầm Hô; Chùa Thập Tháp; Chùa Long Khánh; Chùa Sơn Long (chùa Hang); Chùa Thạch Cốc; Tịnh xá Nguyên Triều; Tháp Chàm Dương Long; Thành Hoàng Đế (Chà Bàn); Thành Nhị Nại .
Lễ hội: Lễ cúng Cá Ông; Lễ hội Tây Sơn; Lễ hội Đổ Giàn; Hội làng Thị Tứ; Hội xuân chợ Gò.
KHÁNH HÒA
(Mã vùng 84 - 58)
Diện tích: 5 197 km2
Dân số (2002): 1 080 800 người
Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang
Các huyện: Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Cam Ranh, Khánh Sơn, Trường Sa

Dân tộc: Việt (Kinh), Raglai, Hoa, Co Ho
Khánh hoà là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ, có quần đảo trường sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam, nơi nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất nước, phía bắc giáp tỉnh PHú Yên, phía tây giá tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại Nha Trang) và sông Dinh. Bờ biển Khánh Hoà dài 200km, với trên 200 đảo lớn nhỏ. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo. Tỉnh có nhiều hải sản quý, đặc biệt là yến sào. Khánh Hoà có 5 suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống.
Khánh Hoà có nhiều cảng biển trong đó cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hoà,. Nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hoà với các tỉnh miền Nam và miền Bắc; quốc lộ 26 nối Khánh Hoà với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Nha Trang là một thành phố biển nằm trên đường Quốc lộ số 1. Thành phố này cách thủ đô Hà Nội 1.450 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km. Với bờ biển đẹp dài 7 km, bãi cát trắng, và nước biển trong xanh đã thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Bãi biển này nắng quanh năm và bầu trời luôn trong xanh, mầu xanh Ðịa Trung Hải.
Ðại Lãnh - Văn Phong - Nha Trang là một bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp kéo dài từ Ðại Lãnh qua Nha Trang, Ninh Trữ tới Cà Ná (Ninh Thuận). Những bãi biển này chắc chắn sẽ tạo ra những ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch.
Giao thông: Nha Trang cách Phan Rang 105km, cách Buôn Ma Thuột 190km, cách Đà Lạt 215km, cách Qui Nhơn 238km, cách thành phố Hồ Chí Minh 445km và Hà Nội 1299km.
Di tích - Danh thắng: Chùa Long Sơn; Thành cổ Diên Khánh; Mộ bác sĩ Yersin; Hồ cá Trí Nguyên; Bãi biển Đại Lãnh; Bãi Trũ; Dốc Lết; Hòn Chồng; Nha Trang; Suối Ba Hồ; Suối Tiên; Trường Sa; Tháp Bà Ponagar; Viện Hải Dương Học; Vịnh Văn Phong .
Lễ hội: Lễ hội Am Chúa; Lễ hội Cá Voi ; Lễ hội Tháp Bà
BÌNH THUẬN
(Mã vùng 84 - 62)
Diện tích: 7 828 km2
Dân số (2002): 1 096 700 người
Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Thiết
Các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quí.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Cờ Ho, Chu Ru...    
Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ, phía đông bắc và bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía bắc và tây bắc giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: vùng rừng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bờ biển dài hơn 192 km (từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu - Bà Rịa Vũng Tàu), có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo nên các mũi: La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm, Mũi Né, Kệ Gà, chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm, tạo ra những vùng cửa biển tốt như: La Gàn - Phan Rí, Mũi Né - Phan Thiết, La Gi. Ngoài khơi có đảo Phú Quí rộng 23 km2 là cầu nối giữa đất liền với quần đảo Trường Sa. Các sông chảy qua tỉnh là sông La Ngà (từ cao nguyên Di Linh đổ xuống hồ Biển Lạc), sông Quao, sông Công, sông Dinh...
Là tỉnh có nhiều rừng, công nghiệp chế biến gỗ, chế biến hạt điều và sản xuất hàng thủ công là thế mạnh của tỉnh. Bình Thuận có bờ biển dài, ngoài khơi giàu hải sản như cá thu, nục, ngừ, cơm, mực. Kinh tế biển phát triển về đánh bắt hải sản, sản xuất nước mắm, hải sản đông lạnh, làm muối.
Thành phố Phan Thiết cách Tp. Hồ Chí Minh 200 km. Bình Thuận có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh. Nhiều bãi tắm cát trắng, nước trong xanh sạch sẽ cùng với những dãy núi trùng điệp, nối những bãi biển nên thơ bởi những dải đồng bằng bát ngát. Bình Thuận có nhiều điểm du ngoạn nổi tiếng như: Cà Ná, Phan Thiết, Mũi Né, Hàm Tân, Đồi Dương...  là những khu du lịch văn hoá - thể thao với các loại hình tắm biển, câu cá, du thuyền săn bắn và chơi golf.
Di tích - Danh thắng: Mũi Né; Đảo Phú Quý; Khu du lịch Hòn Rơm; Suối Tiên; Bãi biển Đồi Dương; Khu du lịch Vĩnh Hảo-Tuy Phong; Suối nước nóng Vĩnh Hảo; Hồ Biển Lạc; Chùa Tà Cú; Chùa Cổ Thạch; Khu di tích trường Dục Thanh; Đền thờ PoKlong-MơhNai; Tháp Cổ Pô-Sha-Nư; Chùa Bảo Sơn.
Lễ hội: Lễ hội Mbăng Katê; Lễ hội Cầu Yên; Hội đền Dinh Thày.

NINH THUẬN
(Mã vùng 84 - 68)
Diện tích: 3 360 km2
Dân số (2002): 542 600 người
Tỉnh lỵ: thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Raglai, Cơ Ho, Hoa
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển Đông.
Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi cao nhô ra sát biển, phía đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao... và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu
Thị xã Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường số 11 lên Đà Lạt. Phan Rang cách Tp Nha Trang 105 km, Đà Lạt 110 km, Tp Hồ Chí Minh 350 km và Hà Nội 1382 km.
Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá, mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các ngư trường lớn của nước ta. Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh Thuận có những thắng cảnh: bãi biển Ninh Chữ, bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn. Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ hội của người Chăm.

Di tích - Danh thắng: Bãi tắm Ninh Chữ; Làng du lịch Cà Ná; Núi Đá Trắng; Tháp Pôklông Garai; Tháp Pôrômê; Tháp Hoà Lai; Vịnh Vĩnh Hy.
Lễ hội: Lễ hội Katê; Lễ hội Cha Bun; Lễ hội Rija Nưga; Lễ hội Jòn Jang 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét